• Trang Chủ /
  • Tin tức
  • /
  • HẠT GIỐNG BÍ ĐỎ HẠT ĐẬU F1

Tin tức

HẠT GIỐNG BÍ ĐỎ HẠT ĐẬU F1

(Tài liệu tham khảo)

. Đặc tính:

    • Cây khỏe, kháng bệnh virus rất tốt, trồng được quanh năm.
    • Năng suất rất cao, 4-5 trái/cây, trái nặng  0.8 – 1.2 kg.
    • Trái dẻo, ngọt, đặc ruột.
  • Trái có độ đồng đều cao.
  • Thu hoạch: 65-75 ngày sau gieo.
  1. Mật độ khoảng cách, ngâm ủ :

1) Khoảng cách trồng :

* Cho bò đất: * Cho leo giàn:

Hàng x hàng: 6- 6.2 m Hàng x hàng: 2 – 2.5 m

Cây x cây : 0,5 – 0,6m Cây x cây : 0,5 – 0,6m

Khoảng : 560 –650 cây/1.000m2 Khoảng : 700– 1000 cây/1.000m2

7-8 gói/ 1000 m2 10-12 gói/ 1000 m2

2) Ngâm ủ:

Mùa lạnh ủ ấm, mùa nóng cần thoáng mát, nhiệt độ nảy mầm tốt nhất là 28 – 30oC.

Bước 1: Chuẩn bị nước ấm 50 – 52oC: lấy 2 phần nước sôi (95 – 100oC) pha với 3 phần nước giếng hoặc nước máy (25 – 30oC).
Bước 2: Ngâm hạt: mở bao hạt giống ra cho vào nước ấm ở bước 1, ngâm khoảng 2 – 3 giờ.
Bước 3: Ủ hạt
–    Dùng khăn lông hoặc loại vải có khả năng giữ ẩm, giặt sạch, vắt vừa đủ ẩm (khoảng 80 – 85%).
–    Lấy hạt đã ngâm ở bước 2 trải mỏng vào khăn, sau đó đặt hạt ủ vào nơi có ít ánh sáng, ấm (khoảng 28 – 30oC).
Bước 4: Gieo hạt
–    Sau khoảng 40 – 42 giờ hạt sẽ nảy mầm, bà con gieo hạt đã nảy mầm vào vườn ươm.
–    Ủ lại những hạt chưa này mầm như ở bước 3, sau khi hạt nảy mầm hết thì tiếp tục đem gieo vào bầu.

III. Kỹ thuật trồng và chăm sóc:

  1. Qui trình và cách bón phân (cho 1.000m2)

* Loại phân và lượng phân tùy theo loại đất và điều kiện từng vùng, tuy nhiên chúng tôi cũng đưa ra qui trình phân bón đã được Công ty khuyến cáo và áp dụng rất hiệu quả cho nhiều vùng trồng bí đỏ hạt đậu để bà con tham khảo và áp dụng.

* Lượng phân:

Phân chuồng: 2 m3 Super lân: 50 kg Ure :15 kg
Vôi : 50 kg NPK(16-16-8): 18 kg DAP: 3 kg
Nitrophoska: 20 kg KCl: 25 kg

* Cách bón :

a/ Bón lót toàn bộ phân chuồng (2m3), Super lân (50kg), NPK (8 kg), Nitrophoska(10kg), KCl (11kg)

b/ Bón thúc 10 ngày sau gieo (NSG) : 1.0 kg Urê + 2 kg Nitrophoska + 1 kg DAP

c/ Bón thúc sinh trưởng :20 và 30 (NSG ) : 1.0 kg Urê + 4 kg Nitrophoska + 1 kg DAP

d/ Bón nuôi trái : => 37, 47 và 57 (NSG) : 4 kg Urê + 2 kg NPK + 4kg KCl

=> 65 và 75 (NSG) : 2 kg NPK + 1 kg KCl

-Vôi nên rãi cùng lúc cày bừa để tăng hiệu quả phân hóa học.

– Bón phân xa dần gốc theo tuổi cây, bón sâu 6-7 cm để tăng hiệu quả phân bón.

– Các lần bón phân nên kết hợp làm cỏ trước để tăng hiệu quả phân bón.

  1. Bấm ngọn: Bấm vào buổi sáng khi cây có 5-6 lá thật, sau đó tuyển chọn 3 chèo lớn đều nhau để lại.
  2. Mùa mưa phải thoát nước tốt, dọn sạch cỏ cho ruộng bí để ngừa thối quả.
  3. Các loại sâu bệnh và biện pháp phòng trị

* Bệnh phấn trắng:

Bệnh thường xảy ra lúc có ẩm độ cao và nhiệt độ khoảng 22-27 oC, bệnh gây hại mạnh ở các vùng cao có sương nhiều, bà con sử dụng luân phiên các loại thuốc sau để phòng trị: Manage, Daconil, Dithane M-45, Suloc, Anvil, Titl super, Danjiry, Dithane M45+Topsin,… xịt 2 mặt lá (lá già và lá bánh tẻ) vào chiều tối.

* Bệnh virus do côn trùng chích hút truyền bệnh:

Bệnh thường bị nặng trong mùa nắng, nên kiểm tra những cây bị nhiểm (xoắc và vàng lá ngọn) để nhổ bỏ định kỳ tránh lây lan cho những cây khác, xịt phòng trị nhóm côn trùng chích hút là đối tượng truyền lan (rầy, rệp, bọ trĩ… mặt dưới lá) bằng các loại thuốc sau: Supracide, Admire (Confidor), Actara, Regent, Amic, Sakura, ….

Chúc bà con trúng mùa được giá !

(tài liệu tham khảo)

PHÂN LOẠI TRÀ LIÊN QUAN